Một khối nấm mốc trên tường dù là lớn hay nhỏ bạn cũng nên loại bỏ chúng.
Khi bạn sử dụng giấy dán tường hoặc sơn tường hoặc bất kỳ một nguyên liệu nào thì hiện tượng này vẫn có thể xảy ra. Đây là một mối nguy hại với sức khỏe và thẩm mỹ.
Xử lý ẩm mốc tường có khá nhiều cách nhưng trước tiên chúng ta cần hiểu thêm một chúc về chúng.
Nấm mốc là gì?
Nấm mốc là một loại nấm bám trên các vật liệu chết. Nó phát triển trên tường hay bất cứ thứ gì khi gặp điều kiện thích hợp. Với môi trường ẩm, nhiệt độ thích hợp, chúng sống và bám trên tường với gỗ, sơn, giấy dán tường,….
Bào tử từ nấm mốc có thể gây ra một số vấn đề về hô hấp cho cơ thể bạn.
Nguyên nhân gây ra ẩm nấm mốc tường.
Bất kỳ thứ gì sống được đều cần nước, nấm mốc cũng vậy. Nấm mốc sẽ phát triển trên một bề mặt bị ẩm ướt trong hơn 24 giờ.
Ngưng tụ.
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ẩm mốc. Đây là một trong những lý do chúng xuất hiện rất nhiều trong nhà tắm, nhà bếp, kho,…
Sự gia tăng độ ẩm.
Độ ẩm không khí gia tăng và không được làm khô. Sự gia tăng độ ẩm không khí thường xuất hiện do sương mù, độ ẩm không khí tăng, do quá trình sinh hoạt,…
Tác động từ bên ngoài.
Tường nứt khiến nước thâm nhập vào. Nhà bạn có bể chứa, hồ cá, gần biển, gần ao hồ.
Một vài trường hợp khác do việc sử dụng các nguyên liệu trang trí nội thất.
Ảnh hưởng của nấm mốc với sức khỏe.
Hầu như ai cũng có thể chịu ảnh hưởng từ nấm mốc tường gây ra. Các phần từ nấm bay trong không khí có thể bám trên da, hít thở.
Theo các chuyên gia ý tế thì có hơn 300 triệu ca hen suyễn trên thế giới liên quan đến ẩm mốc. Trong đó ẩm mốc từ tường nhà là rất lớn.
Chúng gây ho, viêm da, viêm đường hô hấp khó thở, hen xuyễn.
Những loại nấm mốc được các nhà khoa học bắt nên lưu ý.
Những loại nấm mốc sau khá phổ biến và chúng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe chúng ta.
Chúng ta có thể nhận biết qua màu sắc là chủ yếu, bởi chúng khá giống nhau:
Alternaria : Chúng có màu xanh đậm hoặc hơi nâu.
Chúng gây nên các bệnh về hen xuyễn, hô hấp.
Aureobasidium: Chúng có màu hồng, nâu hoặc hơi đen.
Loại nấm mốc này được tìm thấy khá nhiều trên giấy dán tường, gỗ. Aureobasidium gây nên nhiễm trùng mắt, da và móng.
Cladosporium: Màu phổ biến là màu nâu xanh.
Nấm này được tìm thấy khá nhiều trên sàn nhà, từ thảm, sàn. Gây ra các tình trạng kích ứng da và phổi.
Penicillium: Màu xanh lá cây khá mịn màng.
Loại này mọc khắp nơi trong nhà và rất phổ biến. Đây là nguyên nhân gây ra hen xuyễn và xoang hàng đầu.
Nấm mốc đen (Stachybotrys): Chúng thường khá nhầy hay có dịch nhày.
Chúng mọc ở nơi ẩm ướt. Khá nguy hiểm với trẻ em.
Cách để xử lý nấm mốc trên tường nhà của bạn.
Với nấm mốc bạn cần phải xử lý triệt để, nên tìm ra nguyên nhân gây ẩm mốc để giải quyết vấn đề.
Giải pháp trước mắt.
Cách sử lý tốt nhất hiện nay đó là sử dụng thuốc xịt nấm mốc. Trên thị trường có khá nhiều loại thuốc bạn cần xem chúng có tác dụng như thế nào.
Một số loại nấm mốc có thể bị tiêu diệt bởi một số chất tẩy rửa thông thường. Một số khác tự chết đi khi không còn điều kiện thuận lợi.
Để diệt được gốc rễ bạn nên sử dụng các dạng xịt chống và diệt nấm mốc.
Chú ý: Nên sử dụng găng tay, bảo hộ, khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
Với một số trường hợp nấm móc nhẹ có thể sử dụng giấm, nước tẩy thấm vào khăn và lau.
Xử lý vấn đề nấm mốc từ vật liệu trang trí tường.
Nếu nguyên dẫn từ vật liệu trang trí tường như giấy dán tường sơn hay gỗ bạn cần xử lý tốt.
Với sơn bạn cần cạo lớp sơn xung quanh vùng ẩm móc ra và xử lý chống mốc, chống thấm.
Nếu là giấy dán tường nên xem xét lột bỏ phần bị ẩm mốc. Kiểm tra tường và xử lý trước khi dán lại.
Với gỗ nên gỡ ra làm sạch mốc, xử lý tường sau đó dán lại.
Giải pháp lâu dài để khắc phụ nấm mốc.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, với nấm mốc cũng thế.
Tìm ra nguyên nhân gây ẩm ướt trong nhà và kết hợp một vài biện pháp gợi ý sau để lên kế hoạch.
Tăng cường nắng và sáng.
Không gian ẩm thấp là cơ hội để nấm mốc phát triển. Nên tăng cường ánh sáng và nắng vào phòng.
Nên có nhiều ánh sáng và không khí trong lành vào phòng.
Giữ độ ẩm không khí ở mức tối thiểu.
Với những khu vực có độ ẩm không khí cao bạn cần hệ thống đào thải chúng. Nên mở rộng cửa sổ, trần nhà, hoặc có thể sử dụng thêm máy hút ẩm.
Không nên để quần áo ẩm ướt, chậu nước,… để tránh mang thêm độ ẩm vào không khí.
Sử dụng máy sấy, máy hút để làm khô không khí.
Vệ sinh dọn dẹp nhà cửa thường xuyên.
Bạn nên thường xuyên lau dọn nhà cửa. Những khu vực có độ ẩm như nhà tắm vệ sinh như giặt rèm, thay đồ dung và làm sạch, khô chúng.
Những vật liệu hữu cơ như gỗ, vải, giấy nên có biện pháp khử trùng và làm khô chúng.
Chọn nguyên liệu trang trí phù hợp.
Với nguyên vật liệu trang trí cần cân nhắc chúng cho phù hợp. Những thứ như thảm, giấy dán tường, thạch cao, gỗ,… cần có độ chống ẩm tốt, hạn chế được nấm mốc.
Xử lý các vấn đề từ bên ngoài.
Các vấn đề từ bên ngoài như nước mua có thể gây nấm mốc tường. Bạn nên kiểm tra và xử lý chống thấm tường, máng xối, đường nước một cách tốt nhất.
Ngoài ra các khung cửa sổ cần phải kính và chắt chắn để tránh nước mua văng vào.
Gọi cho chuyên gia khi bạn không thể xử lý được.
Nếu bạn không thể xử lý được có thể liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn. Hoặc bạn cũng có thể tìm một vài đơn vị chuyên nghiệp họ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Tóm tắt và bổ sung.
Làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển nấm mốc trong nhà.
1/ kiểm xoát độ ẩm dưới 60%.
2/ Làm khô vật liệu ướt nhanh chống ( chúng cần 48 tiếng để sinh sôi và phát triển thành nấm mốc).
3/ Làm sạch và khử trùng bề mặt dễ bị nấm mốc.
4/ Xử lý ròi rỉ đường nước , máng xối, trên mái nhà tường và móng nhà.
5/ Làm khô mọi thứ trước khi cất chúng.
6/ Làm cho không khí lưu thông, mở cửa đón nắng.
7/ Sử dụng hệ thống hút ẩm, kiểm tra công thoát nước, tầng hầm.
Làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển nắm mốc trong phòng tắm.
1/ Với vật liệu trang trí tường như giấy dán tường, thạch cao nên có khả năng chống thấm, ẩm.
2/ Sử dụng giấm hay các hóa chất tẩy, diệt nám để lau chìu bề mặt bị ẩm.
3/ Sử dụng quạt, thông hơi sau khi tấm vệ sinh.
4/ Không nên phơi hoặc để quần áo ướt trong phòng tắm.
5/ Xử lý rò rĩ cũng như ngăn chặn tồn đọng nước.
Làm thế nào để ngăn chặn ẩm mốc trong nhà bếp.
1/ Loại bỏ túi rác ra khỏi phòng bếp sau khi hết sử dụng.
2/ Nên làm khô bồn rửa, sàn nước, rẻ lau.
3/ Vệ sinh lau chùi bằng chất tẩy rửa khu bếp, bồn nước.
4/ Nên làm khô chén bát, ly chậu trước khi cất vào tủ.
5/ Làm sạch tủ, kệ tránh để ẩm ướt.
6/ Sử dụng máy hút ẩm, mở rộng cửa sổ, trần nhà.
7. Xử lý rò rỉ nước, đường ống.
Làm thế nào ngăn chặn ẩm mốc trong phòng khách.
Phòng khách đôi khi cũng dễ bị ẩm mốc do đó cũng hết sức lưu ý.
1/ Tránh dột do nước mua.
2/ Xử lý chậu bể cá tốt.
3/ Nên vệ sinh làm sạch và khô mọi thứ.
4/ Sử dụng quạt hoặc máy lạnh để làm khô không khí.
5/ Không nên mang thùng rác, quần áo ẩm vào phòng khách.
6/ Hạn chế nấu nướng ăn uống ở khu vực này.
Làm thế nào để ngăn chặn ẩm mốc trong phòng ngủ.
1/ Không nên mang quần áo ướt vào phòng ngủ.
2/ Nên mở rộng cửa sổ để lưu thông không khí.
3/ Thường xuyên vệ sinh giặt giủ mền gối, rèm.
4/ Nên vệ sinh ngóc ngách thường xuyên.
5/ Không nên ăn uống trong phòng ngủ.
6/ Sử dụng quạt để làm khô không khí.
Đây toàn bộ là những cách để xử lý ẩm mốc tường cũng như ngăn ngừa ẩm móc trong nhà. Nếu như bạn cần bổ xung hay tư vấn gì thêm xin liên hệ với chúng tôi.