6 bước trong quy trình xin phép xây dựng nhà ở

0
1173
xin phep xay dung nha o
Quy tình xin phép xây dựng nhà ở nên biết.

Bạn là một trong những người chuẩn bị xây nhà xin chúc mừng bạn. Tuy nhiên nếu bạn là một gia đình trẻ và chưa có kinh nghiệm về vấn đề pháp lý như giấy phép xây nhà chẳng hạn. Bài viết này tôi sẽ giới thiệu đến bạn quy trình xin phép xây dựng nhà ở.

Quy trình xin phép xây dựng tại Việt Nam trải qua rất nhiều công đoạn và luôn có sự giám sát của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Chúng tôi hướng dẫn các bạn quy trình xin phép xây dựng công trình xây dựng nhà ở: nhà phố, biệt thự, nhà cấp 4…

xin phep xay dung nha o
Quy tình xin phép xây dựng nhà ở nên biết.

6 bước trong quy trình xin phép xây dựng  tại Việt Nam.

1.Những loại giấy từ cần có để được cấp giấy phép xây dựng:

Người xin cấp giấy phép xây dựng phải có một trong những loại giấy tờ sau:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Giấy đỏ), nếu làm nhà trên nền đất trống.

Giấy chứng nhận Quyền sở hữu nhà ở & Quyền sử dụng đất ở (Giấy hồng). Giấy chứng nhận sở hữu nhà, nếu làm nhà trên nền nhà cũ.

Quyết định giao đất, cho thuê đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hoặc có tên trong Sổ địa chính mà không có tranh chấp.

Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp (gồm: Bằng khoán điền thổ hoặc Trích lục, Trích sao bản đồ điền thổ, Bản đồ phân chiết thửa, Chứng thư đoạn mãi đã thị thực, đăng tịch, sang tên tại Văn phòng chưởng khế, Ty điền địa, Nha trước bạ).

Giấy tờ thừa kế nhà, đất được UBND phường xã xác nhận về thừa kế, không có tranh chấp.

Bản án hoặc Quyết định của Tòa án nhân dân hoặc Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai .

Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà ở kèm theo quyền sử dụng đất ở được UBND Phường/Xã/Thị trấn, Quận/Huyện xác nhận không có tranh chấp.

Các loại giấy tờ hợp lệ về nhà ở, đất ở theo Quyết định 38/2000/QĐ-UB-ĐT ngày 19-6-2000 của UBND Thành phố.

2.Quy định của Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới nhà ở:

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng mới được lập thành 03 bộ và nộp tại UBND Quận/Huyện gồm:

Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ nhà đứng tên.

Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất, kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.

Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp).

Hồ sơ thiết kế của Công ty Thiết kế có pháp nhân gồm: Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500, sơ đồ vị trí công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100, mặt bằng móng, chi tiết mặt cắt móng, sơ đồ cấp thoát nước, điện.

3.Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép xây dựng? Thời gian cấp phép xây dựng là bao lâu?

Cơ quan cấp phép

Tại Sở Xây dựng:

đối với những công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp 1, công trình tôn giáo, di tích lịch sử, miếu đình, tượng đài, quảng cáo, tranh hoành tráng, công trình trên các tuyến, trục đường chính thành phố do UBND thành phố qui định.

Tại UBND quận, huyện:

Nhà ở riêng lẻ của người dân và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận, huyện. Đa số các công trình người dân đều do Ủy ban quận huyện cấp.

Ban quản lý đầu tư và xây dựng các khu đô thị mới, khu công nghiệp, chế xuất, khu công nghệ cao.

Tất cả trường hợp xây dựng mới, công trình xây dựng tạm, sửa chữa cải tạo mà theo qui định phải xin giấy phép xây dựng trên phạm vi ranh giới khu đô thị, chế xuất, công nghiệp đó.

UBND xã:

Nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có qui hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã.

Thời gian cấp phép xây dựng tối đa là 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau 30 ngày nếu không có giấy phép hoặc ý kiến từ chối của cơ quan cấp phép thì người xin cấp phép làm đơn báo UBND cấp Phường và được quyền khởi công xây dựng mà không cần giấy phép.

Thời gian cấp phép

Khi giấy phép xây dựng được cấp có sai sót, chủ đầu tư có quyền xin điều chỉnh giấy phép. Thời hạn điều chỉnh trong vòng năm ngày làm việc. Chủ đầu tư cũng có thể xin thay đổi thiết kế đã được duyệt kèm theo giấy phép xây dựng bằng việc nộp hồ sơ xin thay đổi. Thời gian cấp phép xây dựng thay thế cũng không quá thời hạn cấp phép mới trên đây.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng phải cử cán bộ có năng lực để tiếp nhận hồ sơ. Đối với hồ sơ chưa đúng qui định, người tiếp nhận phải hướng dẫn cụ thể, đầy đủ bằng văn bản. Trường hợp hồ sơ đã được tiếp nhận nhưng qua thẩm tra thấy không cấp giấy phép xây dựng được hoặc có hướng dẫn bổ sung. Khi đó cơ quan cấp phép phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ một lần cho chủ đầu tư. Thời hạn trả lời phải trước thời hạn cấp phép. Sau khi chủ đầu tư bổ túc hồ sơ, cơ quan cấp phép phải giải quyết cấp phép trong đúng thời hạn qui định.

4.Xin gia hạn giấy phép xây dựng, thời gian gia hạn bao lâu?

Trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công. Khi đó người xin cấp phép phải xin gia hạn giấy phép xây dựng,

Lưu ý: Giấy phép xây dựng có thể gia hạn được nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 12 tháng.

Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép xây dựng:

 Đơn xin gia hạn giấy phép xây dựng (theo mẫu)

Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp

 Thời gian giải quyết hồ sơ gia hạn giấy phép xây dựng không quá năm ngày làm việc.

 

5.Thủ tục hoàn công được quy định như thế nào?

Sau khi xây dựng xong, chủ nhà phải nộp hồ sơ hoàn công. Cơ quan cấp phép cũng chính là cơ quan ra biên bản hoàn công.

Hồ sơ hoàn công bao gồm:

Giấy báo đề nghị kiểm tra công trình hoàn thành (theo mẫu).

Bản sao giấy phép xây dựng.

Bản sao hợp đồng thi công với nhà thầu xây dựng có tư cách pháp nhân (có thị thực).

6.Xin phép sửa chữa, cải tạo, mở rộng nhà ở riêng lẻ của tư nhân.

Hồ sơ xin cấp giấy phép sửa chữa được lập thành 03 bộ và nộp tại UBND Quận/Huyện gồm:

Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu) do chủ nhà đứng tên.

Bản sao có thị thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (nếu có). Kèm theo bản trích lục bản đồ đất hoặc trích đo trên thực địa xác định sơ đồ ranh giới lô đất, cao độ và tỉ lệ đúng quy định địa chính.

Giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu là công trình xây dựng của doanh nghiệp).

Hồ sơ thiết kế gồm:

Mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/200-1/500,

Sơ đồ vị trí công trình

Mặt bằng các tầng

Mặt đứng và mặt cắt công trình tỷ lệ 1/100

Mặt bằng móng

Chi tiết mặt cắt móng

Sơ đồ cấp thoát nước, điện.

Ảnh chụp mặt chính căn nhà xin sửa chữa và hai căn liên kế hai bên (khổ 9×12).

Hồ sơ khảo sát hiện trạng móng (xác định khả năng nâng tầng và biện pháp gia cố) của tổ chức tư vấn có pháp nhân (trường hợp có nâng tầng).

Trên đó là quy trình để bạn xin phép xây dựng. Nếu như bạn đang gặp khó có thể nhờ dịch vụ hoặc thuê luật sự họ sẽ giúp bạn.